Phòng trừ sâu bệnh Thanh_long_(thực_vật)

Thanh long loại ruột trắng, vỏ đỏ (Hylocereus undatus) ở Ninh Thuận vào tháng 7.

Một số côn trùng và bệnh hại phổ biến trên thanh long như sau:

  1. Kiến: cắn, đục khoét hom, cành non, tai lá, gây tổn thương vỏ trái làm mất giá trị thương phẩm. Dùng Basudin 10H rải quanh gốc cây, dùng Basudin 50ND Supracide phun xịt trên cành tại các vùng bị gây hại.
  2. Rầy mềm: Có nhiều loại gây hại trên hoa và trái thanh long, chúng chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên trái làm trái khi chin bị mất màu đỏ tự nhiên, mất giá trị xuất khẩu. Phun Lannate, Cyrux… nồng độ theo khuyến cáo trên nhãn thuốc.
  3. Ruồi đục trái: Gồm nhiều loài nhưng phổ biến gây hại trên hoa và trái. Dùng thuốc bẫy ruồi như Vizubon, đặt 3-5 bẫy/1.000 trụ, đặt rải rác trong vườn thanh long.
  4. Bệnh thối đầu cành: Do các loài nấm thuộc chi Alternaria làm ngọn chuyển màu vàng sau đó bị thối. Dùng Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.
  5. Bệnh đốm nâu thân cành: Do nấm Gloeosporium agaves đốm tròn như mắt cua, nếu tập trung kéo dài thành vệt trên cành.
  6. Bệnh nám cánh: Do nấm Marssonina agaves. Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám.
  • Phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng. Chống úng, chống hạn cho cây. Phun Rovral hoặc Anvil 5SC phối hợp với chất dính.

Ngoài ra còn một số bệnh sinh lý như rụng nụ do quá nhiều hoặc phân bón không đầy đủ, mất cân đối, hiện tượng nứt vỏ do thời tiết khô hạn sau đó mưa nhiều làm ruột quả phát triển mạnh hoặc teo trái lâu ngày. Phải kiểm soát không để bị khô hạn.